PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 32 thuật ngữ gần giống
Địa vị pháp lý

Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.

Năng lực trách nhiệm pháp lý

Khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.

Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lý xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể.

Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính; người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính.

Quy định pháp lý

Là những quy định mang tính pháp lý được tuân thủ một cách nghiêm ngặt dựa trên sức cưỡng chế của Nhà nước cũng có những quy định không được thể hiện và ban hành dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Tư vấn pháp lý

Người có chuyên môn về pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc. Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc là làm dịch vụ. Ví dụ: Văn phòng tư vấn pháp lý; Trung tâm tư vấn pháp lý...

Trách nhiệm pháp lý

Là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường dân sự.

Hậu quả pháp lý

Kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật.

Hậu quả pháp lý

Kết quả dẫn đến của một hành vi pháp lý.

Hành vi pháp lý

Hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Hành vi pháp lý được chia thành hành vi pháp lý hợp pháp và hành vi pháp lý bất hợp pháp.

Hành lang pháp lý

Tập hợp các quy định pháp luật hợp thành thể chế, chế định có tính chuyên ngành dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất, liên hệ khăng khít với nhau, để phân biệt với các quan hệ xã hội thuộc loại khác, bảo đảm cho sự thống nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội đó.

Mỗi loại quan hệ xã hội có hành lang pháp lý riêng của mình.

Sự biến pháp lý

Là sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, trong những trường hợp nhất định làm xuất hiện, thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lý

Là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc ly hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu, làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết.

Là sự kiện có thật trong thực tế nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể trở thành sự kiện pháp lý khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ pháp luật.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.133.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!